Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Nhà Thờ Kizhi Pogost - Kizhi - Nga

Kizhi Pogost (tiếng Nga: Кижский Погост) là một di tích lịch sử có niên đại từ thế kỷ 17 trên đảo Kizhi, một hòn đảo trên hồ Onega thuộc Medvezhyegorsky, Cộng hòa Karelia, ở vùng Liên bang Tây bắc, Nga. Các pogost là một khu vực nằm bên trong hàng rào, trong đó bao gồm hai nhà thờ lớn bằng gỗ: Nhà thờ "Hiển dung" với 22 mái vòm và Nhà thờ "Chuyển cầu" với 9 mái vòm, cùng một tháp chuông hình bát giác. Pogost nổi tiếng nhờ vẻ đẹp cũng như tuổi thọ đáng kinh ngạc, mặc dù nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Năm 1990, Kizhi Pogost đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và năm 1993, nó đã được liệt kê như là một di sản văn hóa của nước Nga.

Nhà Thờ Kizhi Pogost - Kizhi - Nga

Pogost được xây dựng trên phần đất dài và hẹp cao 4 mét so với hồ Onega ở phía nam của đảo Kizhi. Cấu trúc chính của nó được xây dựng bằng các lõi gỗ thông tròn có đường kính khoảng 30 cm và dài từ 3-5 mét. Hàng ngàn lõi gỗ được vận chuyển từ đất liền tới hòn đảo đã là một công việc cực kỳ khó khăn vào thời kỳ đó. Ngoài ra, việc xây dựng cũng không hề sử dụng bất kỳ một chiếc đinh nào. Tất cả các cấu trúc đã được thực hiện bằng cách lắp ghép tra mộng với các lõi gổ theo chiều ngang, lồng vào nhau ở các góc.

Nhà thờ Chúa Hiển dung hay Biến hình (tiếng Nga: Церковь Преображения Господня) là công trình đáng chú ý nhất của Kizhi Pogost. Nhà thờ “Chúa biến hình” được dự định chỉ sử dụng trong mùa hè nên không có hệ thống sưởi ấm, mặc dù mùa đông ở Nga nổi tiếng giá rét. Nhà thờ “Chúa biến hình” được lắp đặt vào ngày 6 tháng 6 năm 1714 một năm sau khi nhà thờ cũ bị thiêu rụi do sét đánh. Tên của kiến trúc sư xây dựng cho đến nay vẫn chưa biết. Nhưng truyền thuyết kể rằng, kiến trúc này được xây dựng chỉ bằng một chiếc rìu duy nhất cho toàn bộ công trình, sau khi hoàn thành, người ta đã ném nó xuống hồ với dòng chữ khắc "không có và sẽ không thể có một thứ khác như vậy".


Nhà thờ bao gồm 22 mái vòm với chiều cao 37 mét khiến nó trở thành một trong số những kiến trúc bằng gỗ cao nhất Bắc Nga và là nhà thờ bằng gỗ cao nhất thế giới. Chu vi của nhà thờ là 20*29 mét. Cấu trúc của nó dựa theo một nhà thờ 18 mái vòm được xây dựng trên bờ nam của hồ Onega được xây dựng vào năm 1708 và bị phá hủy bởi một trận hỏa hoạn vào năm 1963. Theo truyền thống nghề mộc nước Nga trong thời gian đó, nhà thờ chỉ được xây dựng bằng gỗ và không sử dụng bất kỳ chiếc đinh nào. Tất cả các cấu trúc đã được thực hiện bằng cách lắp ghép tra mộng với các lõi gổ theo chiều ngang, lồng khớp vào nhau ở các góc. Cấu trúc cơ bản của nó là một khung tám mặt cùng bốn sàn các mặt được gọi là “prirub”. Prirub phía đông có hình ngũ giác nơi có các bệ thờ. Hai cấu trúc nhỏ hình bát giác được đặt trên cấu trúc chính có hình dạng tương tự. Cấu trúc được bao phủ bởi 22 mái vòm có hình dạng và kích thước khác nhau trải dài từ đỉnh đến các mặt. Phòng ăn được bao phủ bởi ba mái dốc. Trong thế kỷ 19, nhà thờ được trang trí bằng các tấm gỗ, và một số bộ phận được bao bọc bằng thép. Sau đó nó đã được khôi phục như thiết kế ban đầu vào những năm 1950.

Nhà thờ nằm trên một nền đá mà không hề có một móng sâu nào được đào, trừ lối đi phía tây có nền móng được xây dựng vào năm 1870. Mái nhà được làm bằng các tấm gỗ vân sam và mái vòm được phủ bằng gỗ cây dương lá rung. Thiết kế của cấu trúc siêu đẳng này cũng cung cấp một hệ thống thông gió hiệu quả để giúp duy trì tuổi thọ cho gỗ.

Bức tường linh ảnh có 4 cấp bao gồm 102 bức linh ảnh (tranh thánh) có niên đại từ nửa sau thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Các linh ảnh được chia thành 3 thời kỳ. Hai linh ảnh lâu đời nhất là về Chúa biến hình (tiếng Nga: четырёхъярусный) và "Pokrov" (tiếng Nga: Покров) có từ cuối thế kỷ 17 là biểu hiện của phong cách hội họa phương bắc. Các linh ảnh trung tâm là vào nửa sau thế kỷ 18 mang phong cách địa phương. Hầu hết các linh ảnh của ba tầng trên là của những năm cuối thế kỷ 18 mang từ nhiều nơi khác của nước Nga.

Nhà thờ Đức Mẹ Chuyển cầu (tiếng Nga: Покровская церковь) là một nhà thờ "mùa đông" khi nó có hệ thống sưởi và được dùng để tổ chức các sự kiện từ ngày 1 tháng 10 cho đến Lễ Phục Sinh. Nó là nhà thờ đầu tiên trên đảo, sau khi một đám cháy vào cuối thế kỷ 17 đã phá hủy toàn bộ các nhà thờ trước đó. Công trình lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1694 như là một cấu trúc đơn vòm, sau đó xây dựng lại từ năm 1720-1749 và đến năm 1764 nó được xây dựng lại theo thiết kế 9 mái vòm như hiện tại. Nhà thờ cao 32 mét và có chu vi 26*8 mét. Tổng cộng nhà thờ có 9 mái vòm, với mái vòm lớn ở trung tâm và 8 mái vòm nhỏ bao quanh. Một phần hiên cao dẫn vào nhà thờ. Bên trong nhà thờ là bàn thờ có hình ngũ giác đặt ở phía đông. Bức tường linh ảnh nguyên gốc đã mất và được thay thế vào cuối thế kỷ 19. Năm 1950, nhà thờ được xây dựng lại theo phong cách như ban đầu.


Tháp chuông ban đầu xuống cấp nhanh chóng và được xây dựng lại vào năm 1862, sau đó là vào năm 1874 và 1900. Tháp cao 30 mét, có chu vi 6*6 mét. Nó có khung gỗ vuông nằm trên một nền móng là đống đổ nát với vôi vữa. Bên trong là hai bức tường chia thành ba phòng là một phòng khách, cầu thang và kho lưu trữ. Phía trên khung hình vuông là tháp chuông hình bát giác với một mái nhọn hình bát giác. Trên đỉnh mái nhà là một cây thánh giá. Nguyên liệu để xây dựng tháp chuông cũng giống như hai nhà thờ, đó là từ gỗ dương, vân sam và thông.

Hàng rào được xây dựng vào thế kỷ 17 nhằm chống lại sự xâm nhập của những người Thụy Điển và Ba Lan. Năm 1950, nó được xây dựng lại như một cấu trúc bằng gỗ dài 300 mét bao quanh hai nhà thờ và tháp chuông. Cấu trúc này nằm trên một nền đá cao. Lối vào chính rộng 14,4*2,25 mét, đối diện với phần phía đông của nhà thờ Chuyển cầu. Ngoài ra, hàng rào còn có một cửa nhỏ ở phía đông và phía bắc, cùng với một tháp nhỏ bằng gỗ phía tây bắc. Tháp có đế vuông, mái ván dốc hình kim tự tháp và có một tháp nhỏ phía trên. Tất cả bức tường và hai cửa (cửa chính và phụ) đều có mái che.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Thành phố cảng Liverpool

Thành phố cảng Liverpool là một di sản thế giới được UNESCO công nhận ở thành phố Liverpool, Anh. Nó bao gồm các tòa nhà và công trình lịch sử nổi tiếng nhất nằm ở sáu khu vực trung tâm thành phố Liverpool bao gồm Pier Head, Albert Dock, Khu bảo tồn đường William Brown (Khu phố văn hóa), Khu bảo tồn Dock Stanley, Khu bảo tồn phố Duke/Ropewalks, Khu bảo tồn phố Castle (Khu phố thương mại).


UNESCO đã nhận được đơn đề cử của Hội đồng thành phố cho sáu địa điểm trên vào tháng 1 năm 2003 và vào tháng 9 năm đó gửi ICOMOS đại diện để thực hiện một đánh giá về điều kiện và hiện trạng đối với các công trình được đề cử di sản thế giới. Trong tháng 3 năm 2004, ICOMOS khuyến nghị UNESCO công nhận Thành phố cảng Liverpool như là một di sản thế giới. Khu vực đã được công nhận là di sản trong phiên họp thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 2004 theo tiêu chuẩn văn hóa ii, iii và iv. Nó được UNESCO công nhận bởi đây là "ví dụ tiêu biểu nhất của một thương cảng tại có ảnh hưởng toàn cầu của nước Anh".


Di sản Thành phố cảng Liverpool bao gồm sáu khu vực ở trung tâm thành phố, mỗi một khu vực liên quan đến yếu tố và khoảng thời gian khác nhau của lịch sử hàng hải Liverpool. Các khu vực kéo rộng khoảng 4 km về phía nam, dọc theo bờ sông của thành phố và chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 1 km với tổng diện tích là 136 ha.


Pier Head - là tâm điểm bên bờ sông của Liverpool và bị chi phối bởi ba điểm mốc dễ nhận biết nhất của nó: tòa nhà Royal Liver, tòa nhà Cảng Liverpool và tòa nhà Cunard được gọi chung là ba tòa nhà Grace, đứng sừng sững như là một minh chứng cho sự giàu có của thành phố trong thời gian cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Liverpool là một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới. Ban đầu kế hoạch bảo tồn thêm một tòa nhà thứ tư có tên là Cloud và được thiết kế bởi Will Alsop, tuy nhiên nó đã bị cắt giảm vào năm 2004. Ngày nay, tại vị trí đó trở thành Bảo tàng Liverpool mới, mở cửa vào ngày 19 tháng 7 năm 2011. Sau cảng Liverpool là Tháp George's Dock Ventilation được xây dựng theo trường phái nghệ thuật Art Deco, mang thiết kế bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách kiến trúc Ai Cập. Đây cũng là một phần của bức tường cổ George's Dock, một trong số các đài tưởng niệm được dựng lên vào cuối thế kỷ 18, trong đó đó có một đài tưởng niệm được xây dựng để tôn vinh các kỹ sư của con tàu Titanic, đó là Đài tưởng niệm Các kỹ sư Anh hùng của con tàu Titanic.


Albert Dock - là một khu phức hợp bao gồm các tòa nhà, bến tàu và kho nằm ở phía nam của Pier Head. Được thiết kế bởi Jesse Hartley và Philip Hardwick mở cửa vào năm 1846, kho Albert Dock là nơi đầu tiên trên thế giới hoàn toàn chống được cháy, do xây dựng hoàn toàn bằng sắt, gạch đá, và không hề có kết cấu nào bằng gỗ. Nó thể hiện sự tiến bộ trong công nghệ lắp ráp với việc là nơi đầu tiên có cần cẩu thủy lực. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới II, các tòa nhà bị hư hại đáng kể và sự suy giảm nói chung trong thành phố sau khi kết thúc chiến tranh đã khiến chúng nhanh chóng rơi vào cảnh hoang phế. Trong những năm 1980, khu vực này đã trải qua cuộc tái sinh khổng lồ nhờ sự sáng tạo của Tổng công ty Phát triển vùng Merseyside và khu vực này đã được mở cửa trở lại cho công chúng vào năm 1984. Ngày nay, chúng tạo thành một tâm điểm du lịch trong thành phố, đó là các tòa nhà triển lãm Tate Liverpool, Bảo tàng Hàng hải Merseyside và Tòa nhà triển lãm The Beatles. Chúng cũng được coi là bộ sưu tập lớn nhất trong số tất cả các tòa nhà được liệt kê ở bất cứ nơi nào khác tại nước Anh.


Khu vực bảo tồn Stanley Dock - nằm ở phía bắc của Pier Head, bao gồm dải lớn kết nối trung tâm của Liverpool. Tại đây có một số bến tàu bao gồm Stanley Dock, Collingwood Dock, Salisbury Dock, Clarence Dock và Drydock; kênh đào Leeds và Liverpool và các âu tàu liên quan; cùng nhiều cây cầu, cột neo tàu và tời. Hai trong số các bến tàu là Clarence Dock và Drydock đáng chú ý như là các bến tàu lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trong thành phố cho đến ngày nay, chúng có niên đại từ năm 1830, mặc dù chúng còn chưa hoàn thành hết cho đến năm 1848. Trong số các tòa nhà tại khu vực nổi bật nhất là Tháp đồng hồ Victoria và Kho thuốc lá Stanley Dock, một trong những tòa nhà bằng gạch lớn nhất thế giới.


Khu bảo tồn phố Duke/Ropewalks - bao gồm các phần phía tây và nam của khu bảo tồn phố Duke, cũng như hai nhà kho của trường Cao đẳng Lane và tòa nhà Bluecoat Chambers trên đường đó. Đây là một trong những khu vực phát triển đầu tiên trong thành phố khi Liverpool là một cảng mới nổi, với Bluecoat Chambers là tòa nhà lâu đời nhất trong trung tâm thành phố Liverpool, có niên đại từ năm 1715. Gần đó là Old Dock, bến tàu nổi đầu tiên trên thế giới, có nghĩa là nó đã được các nhà đầu cơ bất động sản đầu tiên của thành phố đầu tư xây dựng cùng với cả một hệ thống kho bãi và khu dân cư dọc theo phố Duke, Hannover, và Bold. Khu vực này sớm phát triển và thu hút nhiều thành phần dân cư, trong đó có thuyền trưởng, thương nhân và cả thợ thủ công. Hiện nay khu vực này được biết đến như Ropewalks, một tham chiếu đến số lượng lớn các đường đặt dây cáp roperies hiện diện trong khu vực khi Liverpool là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19.


Khu phố thương mại/Khu bảo tồn đường Castle - là một phần quan trọng của di sản thành phố cảng Liverpool với các tòa nhà thời trung cổ trên phố Castle bị chi phối một đầu là tòa thị chính của thành phố, liên kết với con đường Tòa thị chính cũ bởi đài tưởng niệm Exchange Flags, hai con phố Victoria và Dale cùng các đường nước. Ngày nay, đây là một trung tâm cho hoạt động thương mại trong thành phố, khu vực này đã chứng minh được vai trò phát triển trong hơn ba thế kỷ cùng sự tráng lệ của các tòa nhà và kiến trúc nơi đây.


Khu vực đường phố William Brown - là điểm trung tâm của nhiều tòa nhà dân sự Liverpool tạo thành một cái gọi là "trung tâm văn hóa". Trong số các tòa nhà mà là phần quan trọng của di sản thế giới tại đây có Hội trường St George, Nhà ga xe lửa Lime Street, Thư viện Nghệ thuật Walker, Bảo tàng Thế giới Liverpool, Khách sạn North Western và lối vào đường hầm Queensway.

Sau khi nhận được đề cử xét công nhận là di sản thế giới vào tháng 1 năm 2003, Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) đã đến Liverpool trong tháng 9 năm đó để thực hiện một đánh giá thay mặt cho UNESCO. Đánh giá ICOMOS phân tích thành phố liên quan đến tài liệu đề cử của nó, nhìn vào bốn khía cạnh chính: Bảo tồn; tính xác thực và tính toàn vẹn; đánh giá so sánh và giá trị nổi bật.

Sau khi hoàn thành đánh giá, ICOMOS trở lại trụ sở UNESCO với khuyến nghị rằng khu vực này xứng đáng được công nhận là một di sản thế giới. Đồng thời họ thực hiện một số kiến nghị liên quan đến bảo tồn và phát triển trong tương lai tại các khu vực và vùng đệm. Kết quả là, Thành phố cảng Liverpool đã được công nhận là một di sản thế giới tại kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 2004, theo các tiêu chí văn hóa.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Khu phố cổ Salzburg

Salzburg là thủ phủ của tiểu bang cùng tên thuộc Cộng hòa Áo. Với 150.269 dân cư Salzburg là thành phố lớn thứ tư của Áo sau Viên, Graz và Linz. Thành phố cũng thường được gọi là thành phố Mozart vì Wolfgang Amadeus Mozart đã sinh ra và sống hơn nửa cuộc đời ngắn ngủi của ông tại đây. Thành phố Salzburg có nhiều điểm đặc biệt, nhất là khu phố cổ và vùng chung quanh Lâu đài Hellbrunn :
  • Hầm xe cơ giới lâu đời nhất của Áo
  • Pháo đài lịch sử lớn nhất Trung Âu vẫn còn tồn tại (Pháo đài Hohensalzburg)
  • Đường sắt leo núi có dây kéo lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại (Reißzug)
  • Đại lộ lâu đời nhất thế giới (Đại lộ Hellbrunn hay Hellbrunner Allee)

Thành phố Salzburg nằm trong lòng chảo Salzburg, mang nhiều ảnh hưởng của sông Salzach và các đồi núi chung quanh thành phố vẫn còn nguyên trạng tự nhiên. Nhờ vậy, nội thành Salzburg là một trong các nội thành có nhiều cây xanh nhất của châu Âu. Thuộc thành phố Salzburg bao gồm các núi Festungsberg (với Pháo đài Hohensalzburg), Mönchsberg, Rainberg (Salzburg) và Kapuzinerberg. Ở phía nam của Salzburg là các núi Hellbrunner Berg và Morzger Hügel, trong khu phố Altliefering là đồi Grafenhügel. Về phía tây nam của thành phố là núi Untersberg cao 1.853 m và về phía đông nam là núi Gaisberg (Salzburg) cao 1.288 m. Cạnh khu rừng ven sông Salzach là vùng đồi Flachgau với núi Plainberg. Về phía tây bắc thành phố Salzburg giáp ranh với bang Bayern của Đức, sông Salzach là biên giới với thành phố Freilassing thuộc Đức.

Dân số Salzburg phát triển nhảy vọt trong năm 1935 từ 40.232 lên đến 63.275 người do sáp nhập nhiều làng lân cận. Trong thời gian sau Đệ nhị thế chiến dân số Salzburg một lần nữa lại tăng nhảy vọt do nhiều người tỵ nạn chiến tranh, đặc biệt là người gốc Đức, đã chọn thành phố này làm quê hương thứ hai. Từ khoảng năm 1950 Salzburg trở thành thành phố lớn do dân cư vượt quá ngưỡng 100.000 người. Trong năm 2006 150.000 người có nơi cư ngụ chính trong Salzburg.


Đường lối chính trị của thành phố mang dấu ấn bảo thủ cho đến giữa thế kỷ 20. Năm 1914 Robert Preußler là người của Đảng Xã hội Dân chủ Áo đầu tiên trong hội đồng thành phố Salzburg. Sau Đệ nhị thế chiến, Richard Hildmann, người từ 1935 đến 1938 đã là thị trưởng thành phố, được Ủy ban quân quản của Mỹ cử vào chức vụ thị trưởng tạm thời vào ngày 5 tháng 5 năm 1945. Từ 1999 chức vụ thị trưởng được người dân bầu trực tiếp. Thị trưởng thành phố từ 1999 là Heinz Schaden (Đảng Xã hội Dân chủ Áo).

Toàn bộ khu phố cổ Salzburg, khu phố Neustadt (Salzburg), khu phố Nonntal, Mülln, các núi Mönchsberg và Kapuzinerberg là di sản thế giới của UNESCO từ ngày 5 tháng 12 năm 1996. Độc nhất trên thế giới là Lâu đài Hellbrunn với vườn hoa lâu đài và các đài phun nước cũng như quan cảnh vườn hoa chung quanh Đại lộ Hellbrunn.


Kiến trúc nhà thờ nổi tiếng :
  • Nhà thờ lớn Salzburg: xây mới 1614-1628, là nhà thờ Baroque đầu tiên phía bắc dãy núi Alps.
  • Tu viện Thánh Peter là tu viện lâu đời nhất vẫn còn tồn tại
  • Tu viện Nonnberg (Benediktinen-Frauenstift Nonnberg) là nữ tu viện tồn tại liên tục lâu đời nhất thế giới
  • Nhà thờ của Đại học Salzburg, tác phẩm chính của kiến trúc sư Johann Bernhard Fischer von Erlach.
  • Nhà thờ Dòng Phanxicô Salzburg
Nhà thờ Michael
Các công trình xây dựng phi tôn giáo, quảng trường và phố cổ : Cũng đáng xem là Dinh Cũ của tổng Giám mục (Dinh thự Salzburg), Dinh Mới mà ngày nay là Viện bảo tàng Salzburg Carolino Augusteum, Cổng Sigmund là đường hần xe cơ giới lâu đời nhất Trung Âu. Trong Đường Ngũ cốc (Getreidegasse) là ngôi nhà nơi Mozart ra đời.

Các Lâu Đài :
  • Pháo đài Hohensalzburg, pháo đài lớn nhất châu Âu vẫn còn tồn tại.
  • Lâu đài Mirabell
  • Lâu đài Aigen
  • Lâu đài Leopoldskron
  • Lâu đài Arenberg, Lâu đài Elsenheim, Lâu đài Fürberg dưới chân núi Kapuzinerberg.
  • Lâu đài Neuhaus cạnh núi Kühberg
Trong những năm gần đây nhiều công trình kiến trúc hiện đại đã được thực hiện bên ngoài khu phố cổ. Trong số đó là Viện Bảo tàng Hiện đại Salzburg, Europark là một trung tâm mua sắm hiện đại cũng như Khoa Khoa học tự nhiên của trường Đại học Salzburg.


Phần lớn các địa điểm vui chơi về đêm đều tập trung trong khu phố cổ, đặc biệt là chung quanh Quảng trường Anton Neumayr và cạnh bến sông Rudolf với nhiều quán bia. Hình thành trong những năm gần đây là City Center (Salzburg) cạnh Nhà ga chính và Airportcenter, nơi có nhiều quán disco, rạp chiếu bóng và bar.

Các đặc sản :
  • Mozartkugel (Quả cầu Mozart), được gọi nguyên thủy là Kẹo Mazart, do tiệm bánh kẹo Paul Fürst sáng tạo năm 1890 và đặt tên theo Wolfgang Amadeus Mozart, được làm từ bột bánh hạnh nhân và bọc bằng nougat.
  • Salzburger Nockerln là món ăn ngọt tráng miệng (ăn nóng) được làm chủ yếu từ lòng đỏ trứng với đường (đánh thành kem) và bánh gnocchi.
  • Bosna là một loại thức ăn nhanh tương tự như Hot Dog.
  • Kasnockn là một biến cải của mì Spätzle
Khu phố cổ Salzburg, các khu phố Neustadt, Nonntal, Mülln, các núi Mönchsberg và Kapuzinerberg là di sản thế giới của UNESCO từ ngày 5 tháng 12 năm 1996.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Stonehenge - Green

Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc Salisbury. Tọa độ địa lý 51°10′44,85″N, 1°49′35,13″W . Công trình này bao gồm các công sự bằng đất bao quanh một vòng đá, là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500-2000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên.


Từ điển tiếng Anh Oxford trích từ bảng chú giải thuật ngữ cổ của Elfric từ thế kỉ thứ 10, henge-cliff có nghĩa là "vách đứng", một hòn đá treo hoặc hỗ trợ, mặc dù Stanheng (không xa so với Salis bury) được công nhận bởi nhà văn từ thế kỉ 11 là "những hòn đá bổ sung". William Stukeley vào năm 1740 cho biết, "Những tảng đá rủ xuống bây giờ gọi là những khớp nối ở Yorshire...Tôi không nghi ngờ gì, Stonhenge ở Saxon có ý nghĩa là các hòn đá treo." Stonehenge Complete của Christopher Chippindale cho biết sự bắt nguồn của cái tên Stonehenge là từ một từ ngữ tiếng Anh cổ stān có nghĩa là "đá", và henge có nghĩa là "bản lề" (vì các thanh dầm cửa đá bản lề trên đá thẳng đứng) hoặc hen(c)en có nghĩa là "treo" hoặc "giá treo cổ" hoặc "nhạc cụ của tra tấn". Giống kiến trúc gồm các tảng đá dựng đứng của Stonhenge, giá treo cổ thời trung cổ bao gồm 2 trụ đứng với một thanh ngang, thay vì chữ L ngược quen thuộc ngày nay.


Phần chia các "khớp nối" đã cho biết của nó cho một lớp các di tích được biết đến như các khớp nối. Các nhà khảo cổ học xác định các khớp nối như những nền đất bao gồm một hình tròn được rào lại cùng một rãnh bên trong. Như thường có trong thuật ngữ khảo cổ học, đây là một di tích, và Stonehenge không thực sự là một khớp nối như cái đê bên trong cái rãnh của nó. Tuy là đương đại với những khớp nối từ thời đồ đá thật và vòng tròn đá, Stonehenge không điển hình trong nhiều cách - ví dụ, cao hơn 24m,, kiến trúc gồm 2 thanh đá dựng đỡ một thanh đá nằm ngang còn tồn tại của nó hỗ trợ thanh dầm cửa tổ chức tại địa điểm với lỗ mông và khớp, làm cho nó trở nên độc đáo.


Mike Parker Pearson, lãnh đạo của dự án Riverside Stonehenge, nhấn mạnh rằng Stonehenge dường như đã có liên quan tới các ngôi mộ ngay từ khi nó xuất hiện: "Stonehenge là nơi chôn cất ngay từ khi xuất hiện cho tới thời kì huy hoàng của nó vào khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyên. Hoạt động hoả táng bắt đầu từ thời kì khối sa thạch của Stonehenge chỉ là một trong nhiều cách sử dụng của tượng đài giai đoạn sau này và chứng minh rằng nó vẫn là lãnh thổ của người chết." Sự tiến triển của Stonehenge trong nhiều giai đoạn xây dựng kéo dài trong ít nhất 1500 năm. Có những bằng chứng của việc xây dựng quy mô lớn trong và xung quanh tượng đài rằng có lẽ kéo dài thời gian của khu cảnh quan tới 6500 năm.

Nhiều nhà học giả tin rằng Stonhenge đã từng được hoàn thành như một tượng đài tráng lệ. Điều này không thể được chứng minh bởi một nửa số đá đã bị mất tích, và nhiều lỗ đặt đá chưa bao giờ được tìm thấy. Tìm hiểu và những hiểu biết của các giai đoạn khác nhau của hoạt động phức tạp là do sự xáo trộn của tự nhiên từ ảnh hưởng của thời kì cận băng hà và động vật đào bới. Giai đoạn hiện đại với các nhà khảo cổ thường đồng ý với điều này.

Khu vực này và khu vực xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Cung điện Blenheim

Cung điện Blenheim /ˈblɛnəm/ (phát âm là "Blen-im") tọa lạc ở Woodstock, Oxfordshire, Anh, là chỗ cư ngụ của các công tước Marlborough. Nó là tòa nhà duy nhất không phải của hoàng gia, hay của một vị giám mục ở Anh Quốc nhận được danh hiệu "cung điện" (palace). Lâu đài này, một trong những tòa nhà lớn nhất nước Anh, được xây dựng giữa 1705 và khoảng năm 1722. Blenheim Palace được chọn làm UNESCO Di sản thế giới vào năm 1987.


Ban đầu nó dự định được xây để làm quà tặng cho John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất, để cảm ơn ông đã đánh bại quân đội Pháp và Bavaria tại trận Blenheim (Trận Höchstädt lần thứ hai). Tuy nhiên, nó trở thành đề tài tranh cãi chính trị, dẫn tới việc John Churchill phải đi tỵ nạn, mất quyền lực tại lãnh thổ của mình, cũng như làm hư hại danh tiếng của kiến trúc sư Sir John Vanbrugh mà không thể hàn gắn được.


Vanbrugh thiết kế Blenheim là được ngưỡng mộ từ xa. Đó là một điều cần thiết cho kích thước của trang web (28 000 m-2). Đến gần, mặt tiền có thể có vẻ đáng sợ với nhiều đồ trang sức của họ. Kế hoạch của Blenheim là cơ bản, một khối hình chữ nhật lớn (xem bản đồ), có phía sau mặt tiền phía nam, các căn hộ chính. Phía đông là các căn hộ của vợ chồng Churchill, và về phía tây một bộ sưu tập lớn, ban đầu được thiết kế như một phòng trưng bày nghệ thuật. Phần trung tâm được kết nối với hai chức năng khác, xoay quanh khoảng sân (không hiển thị trên bản đồ). Nấu ăn, giặt ủi, và các phòng khác trong gia đình mở ra sân, trong khi phương Tây nhìn ra sân trong nhà nguyện, chuồng ngựa và cưỡi trường. Ba bộ xác định "Great Tòa án" thiết kế để gây ấn tượng với du khách khi đến cung điện. Nhiều pilasters và cột, mái nhà giống như những người trong một thị trấn nhỏ, tượng lấy cảm hứng từ những người trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, số du khách ngắm từ trên cao, để làm cho anh ta nhận thức không thống nhất của mình. Bức tượng khác của võ danh hiệu là tiếng Anh sư tử nuốt gà trống Pháp tô điểm cho mái nhà. Hầu hết được thiết kế bởi bậc thầy như Grinling Gibbons.


Các xviii thứ vĩ đại thế kỷ đầu tiên so với thực tế và thoải mái, Blenheim là không có ngoại lệ cho quy tắc này. Sự thống trị này thậm chí còn quan trọng hơn các hồ sơ cho thấy rằng các kiến trúc sư đã được hướng dẫn để làm cho ngôi nhà của một di tích quốc gia phản ánh sức mạnh của nước Anh. Để tạo hiệu ứng ấn tượng này, các kiến trúc sư lựa chọn một hình thức nghiêm trọng của baroque, với khối lượng lớn đá và sử dụng bóng tối để trang trí. Các cổng lớn và rất lớn, nằm ​​ở lối vào phía Bắc, là giống như của một đền thờ của một gia đình. Vanbrugh thích sử dụng những gì ông gọi là "lâu đài bay", tháp thấp tại bốn góc của khối trung tâm, đăng quang với gazebos đá khổng lồ và giá trị khấu hao để ẩn ngăn xếp. Những tháp trông giống như tháp Ai Cập, tiếp tục nhấn mạnh việc xây dựng tượng đài anh hùng và. Có hai cách để có được Blenheim qua cánh cửa phía trước: đầu tiên của một ổ đĩa dài, qua cửa sắt non và trực tiếp vào Tòa án lớn, trong khi khác, không kém phần ấn tượng, là thể hiện tầm nhìn thực sự của Vanbrugh: cung điện được coi là một pháo đài, một tòa thành, nhà của một chiến binh vĩ đại.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Vườn quốc gia pháo đài đồi Brimstone

Vườn quốc gia pháo đài đồi Brimstone là một vườn quốc gia nằm trên đảo Saint Kitts thuộc Saint Kitts và Nevis, đông Caribe. Nó được thiết kế bởi các kĩ sư quân sự người Anh và được xây dựng bởi các công nhân nô lệ châu Phi. Đây là một trong những pháo đài lịch sử còn được bảo tồn tốt nhất ở châu Mỹ. Năm 1999, nó được công nhận là di sản thế giới của UNESCO.


Các khẩu pháo trên đồi Brimstone được sử dụng vào năm 1690 khi người Anh sử dụng nơi đây để tấn công pháo đài Charles của người Pháp. Việc xây dựng pháo đài tiếp diễn trong 100 năm liên tục. Thời hoàng kim, pháo đài này được mệnh danh là "Gibraltar của Tây Indies". Năm 1782, dưới sự chỉ đạo của đô đốc Comte François Joseph Paul de Grasse chỉ huy quân đội Pháp vây hãm pháo đài. Trong quá trình vây hãm, các hòn đảo lân cận đã đầu hàng, các khẩu đại bác được đưa đến đảo Saint Kitts để tấn công pháo đài.


Sau một tháng bao vây, do quân số ít hơn rất nhiều, quân đội Anh đã đầu hàng. Tuy nhiên, một năm sau đó, tức là vào năm 1793, hiệp ước Paris đã khôi phục quyền cai trị đảo Saint Kitts và pháo đài đồi Brimstone cho người Anh. Thời gian sau đó, quân đội Anh đã được cũng cố bằng việc tăng cường quân số và vũ khí, vì vậy, dù đã cố chiếm lại sau đó vào năm 1806 nhưng người Pháp đã không thành công.


Đến năm 1853, pháo đài đã bị bỏ hoang khiến nó dần bị hư hại bởi thiên nhiên. Những cấu trúc còn lại được phục hồi vào năm 1900. Năm 1973, một phần của di sản này được khôi phục và mở cửa cho khách tham quan. Năm 1985, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã công bố một tấm bảng nơi đây như là một vườn quốc gia và được bảo vệ bởi pháp luật được công bố vào 2 năm sau đó. Di sản còn lại bao gồm thành cổ, nơi đặt các khẩu pháo, bảo tàng pháo đài George, tường thành pháo đài Magazine và các con đường dốc, ngoài ra là các tàn tích của các trại lính, khu sĩ quan pháo binh, bộ binh..cách không xa bãi đỗ xe.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Somapura Mahavihara

Somapura Mahavihara (Sanskrit; Bengali: সোমপুর মহাবিহার Shompur Môhabihar) nằm ở Paharpur, Badalgachhi Upazila,Naogaon, Tây bắc Bangladesh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, là thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.Đây cũng là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất tại Bangladesh được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985.


Phế tích có diện tích 110.000 m 2, là trung tâm tôn giáo truyền bá Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo (đạo Jainism) và Hindu giáo. Cấu trúc của nó là một tứ giác khổng lồ mỗi cạnh dài 275 m, với một ngôi đền trung tâm hình chữ thập cùng các khu liên hợp ở phía Bắc và một bức tường bao quanh dày 5 m, cao từ 3 – 5 m, với tổng cộng 177 địa điểm nhỏ là các tịnh xá, bảo tháp, đền thờ và nhiều công trình phụ trợ. Cách bố trí cùng các trang trí chạm khắc bằng đá và đất nung ảnh hưởng tới các kiến ​​trúc Phật giáo khác ở cả Miến Điện, Campuchia và Indonesia. Tòa tháp trung tâm là một cấu trúc thượng tầng nhưng đến này đã bị phá hủy, chỉ còn lại các tầng bậc tháp dẫn lên trên cùng các tác phẩm nghệ thuật đất nung vô cùng ấn tượng đại diện cho nghệ thuật trang trí trạm khắc của Phật giáo. Ngày nay, nơi đây là địa điểm tham quan hấp dẫn khác du lịch khi tới Bangladesh.


Lịch sử ở đây từng là một trong 5 địa điểm tu viện phật giáo lớn nhất ở Bengal và Magadha cổ đại (cùng với Vikramashila, Nalanda, Odantapurā, và Jaggadala). Tu viện được xây dưới thời các vị vua của đế chế Pala (khoảng 770-810). Ông là người kế vị Devapala và đã cho xây dựng sau khi chinh phục được vùng Varendra. Vào thế kỷ 11, tu viện bị thiêu hủy trong một cuộc chiến tranh. Phải một thời gian khá lâu sau đó, tu viện được cải tạo lại và xây dựng thêm một đền thờ Arya Tara. Sau đó, nơi đây trở thành tu viện, là nơi ở và làm việc của nhà truyền bá phật giáo Atiśa Dīpaṃkara Śrījñāna cùng nhiều nhà sư, nhà truyền bá phật giáo, học giả. Dưới thời đế chế Sena tu viện dần bị suy thoái và bị bỏ rơi vào thế kỷ 13 và sau đó là bị chiếm đóng bởi những người Hồi giáo. Mặc dù vậy, quy mô kiến trúc của tu viện khá còn nguyên vẹn.